Tin Tức

Ngành Da Giày Việt Nam Và Những Triển Vọng Trong Tương Lai

Ngành Da Giày Việt Nam Và Những Triển Vọng Trong Tương Lai

Thị trường giày dép Việt Nam luôn là một thị trường tiêu thụ tiềm năng trong nước với dân số gần 100 triệu người. Sản lượng của ngành giày da xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam hiện nay chỉ đứng sau Trung Quốc. Việt Nam đã xuất khẩu giày dép đến hàng trăm nước. Trung bình hơn 1 tỷ đôi giày các loại mỗi năm. Vượt qua mùa Covid – 19 đầy biến động. Ngành giày dép Việt Nam đang có rất nhiều triển vọng trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Ngành da giày Việt Nam

Sản lượng của ngành giày da xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam hiện nay chỉ đứng sau Trung Quốc.

Những khó khăn ban đầu của ngành da giày Việt Nam

Trong một khảo sát gần đây của World Footwear về điều kiện kinh doanh trong ngành da giày. Một số chuyên gia trên thế giới nhận định. Khó khăn lớn nhất của các công ty sản xuất giày da cả trong và ngoài nước là cung không đủ cầu.

Ngoài ra, trong khi ngành sản xuất trong nước đang từng bước được phục hồi. Thì khó khăn lại đến với mảng xuất khẩu. Khi mà hai thị trường xuất khẩu chính của ngành giày da là Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn chưa khống chế được tình hình dịch bệnh. Cụ thể, nhu cầu về giày dép của thị trường châu Âu giảm 27% và ở Hoa Kỳ là 21%.

Bên cạnh đó, tài chính và nhân công cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Khi tình hình dịch bệnh khó kiểm soát. Các doanh nghiệp buộc phải cho nhân công nghỉ để tiết kiệm chi phí. Nhưng đến khi mọi thứ ổn định. Doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút nhân công quay trở lại làm việc.

Toàn ngành da giày Việt Nam có 2000 doanh nghiệp. Nhưng có tới 85% doanh nghiệp vẫn còn yếu kém về vốn, kỹ thuật. Các doanh nghiệp không chủ động được về nguồn hàng. Vẫn phải cần nguồn cung ứng từ các nước châu Âu. Đại dịch bùng lên đã khiến các doanh nghiệp gặp phải khó khăn kép về đầu vào cũng như là đầu ra của ngành giày dép Việt Nam.

Ngành giày dép Việt Nam

Toàn ngành da giày Việt Nam có 2000 doanh nghiệp. Nhưng có tới 85% doanh nghiệp vẫn còn yếu kém về vốn, kỹ thuật.

Ngành da giày Việt Nam với những khởi sắc đáng mừng

Bắt đầu gia nhập ASEAN vào năm 1996. Cho đến nay, Việt Nam đã ký rất nhiều hiệp định tự do thương mại. Cả song phương và đa phương. Đặc biệt, các hiệp định liên quan đến ngành da giày là CPTPP, EVFTA đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Trong đó thu hút nhất là các mặt hàng được cắt giảm thuế sau khi các hiệp định có hiệu lực.

Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch đã khiến cho 94% doanh nghiệp sản xuất giày da bị giảm đơn hàng. Nhưng kể từ quý III/2020 ngành da giày Việt Nam đã có sự phục hồi. Các đơn hàng đã dần được khơi thông.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam vô cùng hi vọng vào một năm 2021 sáng sủa hơn với ngành giày da Việt Nam. Lý do là vì khống chế tốt tình hình dịch bệnh. Sự phục hồi của ngành da giày Việt Nam nhanh hơn các nước khác trên thế giới. Thị trường giày da có hai mùa. Mùa đầu năm từ tháng 1 đến tháng 4. Mùa cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12. Từ tháng 12/2020 nhiều doanh nghiệp đã nhận được các đơn hàng từ giữa đến cuối năm 2021.

Ngành giày da

Đặc biệt, các hiệp định liên quan đến ngành da giày là CPTPP, EVFTA đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất giày dép thế giới

Trong buổi Hội thảo ngày 08/4 lấy ý kiến về “Báo cáo đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với một số ngành công nghiệp chính của Việt Nam, đề xuất khuyến nghị chính sách và giải pháp cho phục hồi và phát triển thời kỳ hậu Covid-19” do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cả Bộ Công Thương tổ chức. Nhiều ý kiến đánh giá về ngành da giày Việt Nam đã cho rằng: Thị trường tiêu thụ giày da ở Việt Nam vô cùng tiềm năng. Bằng chứng là vào năm 2018, số lượng tiêu thụ giày da đạt 190 triệu đôi. Tương đương với 1,9 đôi/người/ năm. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Do thu nhập và nhu cầu đối với ngành giày dép Việt Nam ngày càng cao.

Ngành da giày được cho là vô cùng khởi sắc khi đã chủ động 70% nguyên liệu cho giày da ở phân khúc trung bình. Và 50% cho các sản phẩm ở phân khúc trung bình khá.

Việc chuyển dịch các nhà máy sản xuất giày da. Cũng như các đối tác đang dần dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là lý do Việt Nam sẽ trở thành công xưởng giày dép của thế giới trong tương lai gần.

diễn đàn công nghiệp

Việt Nam sẽ trở thành công xưởng giày dép của thế giới trong tương lai gần do cơ cấu chuyển dịch nhà máy cũng như đơn hàng của thế giới về Việt Nam

Lời kết

Là một xưởng sản xuất giày da. An Ba nhận thấy được vai trò của mình trong hành trình phát triển của ngành da giày Việt Nam. Do đó, An Ba luôn chú trọng chất lượng, tỉ mỉ đến từng chi tiết trên từng sản phẩm giày mọi, giày tây văn phòng, giày da thời trang,… Sự cố gắng và cải thiện từng ngày của An Ba đã được đền đáp bằng sự hài lòng đến từ các khách hàng lớn nhỏ trong và ngoài nước.

An Ba luôn mong muốn được đồng hành với các chủ shop giày Việt Nam trên con đường làm rạng danh thương hiệu Việt. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Để biến ước mơ vươn xa Việt Nam thành hiện thực.