Tin Tức

Kinh Doanh Giày Dép Nam – Khó Khăn Và Giải Pháp Khắc Phục

kinh doanh sản xuất giày dép

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh giày dép nam thì chưa bao giờ là dễ dàng cả. Ngay cả khi có đủ vốn trong tay thì bạn cũng cần biết được thị yếu của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cần nhạy bén trong vấn đề nắm bắt xu hướng giày dép trên thị trường. Đừng quá lo lắng! Trong bài viết này, An Ba sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mà các chủ shop kinh doanh giày họ đã tích luỹ từ khi bắt đầu kinh doanh giày dép nam.

Những khó khăn thường gặp khi muốn kinh doanh giày dép nam

Nên mua giày bán sẵn hay giầy đóng theo mẫu

Các chủ kinh doanh shop giày dép nam hay online đều gặp muôn vàn những khó khăn và thử thách.

Bất kể bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực nào đi nữa; thì bạn sẽ gặp phải không ít những khó khăn và thử thách. Đặc biệt, trong thương trường cạnh tranh khốc liệt như ngành giày dép nam. Chắc hẳn không ai có thể tự tin nói rằng mình luôn thuận buồn xuôi gió xuyên suốt quá trình khởi nghiệp. Vậy khó khăn mà bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt là gì?

Đối với các chủ kinh doanh shop giày dép nam nói chung hay online đều gặp muôn vàn những thử thách.

Khó khăn chủ yếu mà hầu hết chủ kinh doanh shop giày nam phải đối mặt

  • Thiếu khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng: mẫu mã, màu sắc và chất lượng.
  • Gặp thử thách khi tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, có nhiều mẫu sản phẩm đẹp nhưng với mức giá hợp lý.
  • Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín và có khả năng đáp ứng được những đơn hàng gấp trong thời gian ngắn.
  • Cần một số vốn tương đối lớn để nhập hàng với số lượng lớn. Vì nếu nhập hàng số lượng ít thông thường giá sẽ cao hơn. Do vậy mà việc kinh doanh shop giày của bạn khó cạnh tranh với các cửa hàng khác. Ngoài ra, việc này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của shop.
  • Chưa biết cách khai thác triệt để các phương tiện thông tin và kênh tiếp thị để thu hút khách hàng tiềm năng. Mặc khác, tận dụng các trang mạng xã hội tiếp thị và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
  • Gánh thêm chi phí quản lý hàng tồn kho do hàng thường xuyên bị tồn và không biết thanh lý những sản phẩm tồn kho này.

Trên đây là những khó khăn cơ bản khi bạn muốn kinh doanh shop giày dép nam. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao giải quyết những khó khăn đó để có thể thúc đẩy việc kinh doanh shop giày dép của bạn? Cùng theo dõi tiếp phần tiếp theo nhé!

2. “Bí kíp” giúp việc kinh doanh giày dép trở nên hiệu quả hơn cho những người mới

2.1. Cách thức nhập hàng

Muốn kinh doanh giày dép nam cao cấp

Cần đảm bảo nguồn hàng nhất định để đảm bảo việc kinh doanh diễn ra “thuận buồn xuôi gió”.

Với một cửa hàng giày dép truyền thống thì bạn cần phải đảm bảo sẵn một lượng hàng nhất định trong kho. Có 2 lý do chính giải thích cho việc nhập hàng này.

Thứ nhất, có đủ số lượng hàng trong kho để khách hàng có thể thoải mái ướm thử trước khi mua. Do đó, thông thường bạn cần nhập ít nhất từ 2 đến 3 đôi giày cùng size và cùng loại.

Lý dó thứ 2 đó là bạn cần thường xuyên cập nhật các mẫu mã mới đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng. Vì sao? Đơn giản, trong thời đại thông tin đa phương tiện, khách hàng trở nên “nhạy” cảm với xu hướng giày dép nam mới. Chỉ với một cú click chuột, xu hướng thời trang giày dép mới nhất đã hiện ra ra trước mặt họ. Do vậy, luôn cập nhật những mẫu mã giày dép mới sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho cửa hàng kinh doanh của bạn.

2.2.“Bí kíp” nhập hàng dựa vào định hướng kinh doanh giày dép nam

Sự tràn lan các sản phẩm giày dép trên thị trường khiến không ít bạn không biết phải chọn nguồn hàng ở đâu và như thế nào để đảm cửa hàng kinh doanh giày diễn ra thuận lợi. Một thực tế, có khá nhiều cở sở quảng cáo nguồn nhập giày dép khác nhau:

  • Nguồn hàng giày VNXK.
  • Sản xuất trong nước.
  • Giày dép Trung Quốc.

Việc nhập hàng gì thì phụ thuộc rất lớn vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến và cả định hướng phát triển kinh doanh. An Ba sẽ lấy một ví dụ đơn giản để bạn có thể dễ hình dung.

đối tượng khách hàng cao cấp cho cửa hàng giày

Tuỳ theo phân khúc khách hàng và định hướng kinh doanh mà bạn hướng đến để nhập hàng cho phù hợp.

Ví dụ giày dép mang thương hiệu nước ngoài thì đối tượng khách hàng bạn đang nhắm đến là khách hàng có thu nhập cao và hạng sang. Ngoài ra khi hướng đến phân khúc khách hàng này bạn cũng cần lưu ý đến cách bày trí và địa điểm kinh doanh của bạn sao cho phù hợp. Nghĩa là bạn cần tạo một không gian sang trọng đẳng cấp cho khách ngay từ khi họ nhìn thấy cửa hàng. Chứ không phải đến khi họ chạm tay vào sản phẩm. Minset kinh doanh “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không còn phù hợp trong thời đại 4.0. Khi mà khách hàng đòi hỏi “Gỗ” và “Sơn” đều tốt. Chưa kể đến, chủ doanh nghiệp kinh doanh giày cần nhờ các kênh thông tin là “cầu nối” để quảng bá sản phẩm đến khách hàng.

2.3.“Bí kíp” tìm kiếm nguồn hàng cho những bạn mới muốn kinh doanh giày dép

xưởng sản xuất giày da uy tín

Các tiêu chí lựa chọn xưởng giày hay nguồn hàng để nhập giày dép nam.

Đâu là tiêu chí để chọn một đối tác để hợp tác hay một nguồn hàng để nhập hàng?

  • Chất lượng sản phẩm
  • Mẫu mã đa dạng
  • Chính sách ưu đãi: trả hàng tồn kho, sản phẩm lỗi…
  • Hỗ trợ chi phí vận chuyển.
  • Tên tuổi và uy tín.

Đây hẳn là những tiêu chí top 5 mà bạn sẽ liệt kê ra để chọn lựa một nguồn hàng cho shop kinh doanh giày dép của mình. Nhưng vấn đề là tìm ở đâu?

Nếu bạn muốn lựa chọn một cơ sở sản xuất giày da chất lượng tại TP.HCM thì việc đầu tiên của bạn là nhờ bác “Google” và tìm kiếm mọi thông tin liên quan về xưởng sản xuất giày bao gồm:

  • Địa chỉ sản xuất.
  • Quy trình gia công giày da.
  • Mẫu mã sản phẩm.
  • Các chính sách dành cho người nhập hàng.
  • Tìm kiếm các reviews của những người đã từng hợp tác như một tham khảo.

Tiếp đến bạn cần liên hệ trực tiếp với họ và xem hàng mẫu cũng như quy mô của họ. Xem liệu họ có đảm bảo đủ nguồn hàng để cung cấp cho cửa hàng kinh doanh giày giày dép nam của bạn không.

2.4. Định giá sản phẩm

định giá sản phẩm giày dép nam

Khách hàng phân khúc sang trọng thường ít nhạy cảm về giá; trong khi phân khúc bình dân lại rất nhạy cảm.

Vấn đề tiếp theo bạn cần xử lý đó là định giá giày dép nam mà bạn muốn kinh doanh. Việc này đòi hỏi một sự khảo sát thu thập số liệu khá lớn. Bởi lẽ bạn cần thu thập giá cả mà đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nếu mặt hàng giày dép của bạn là hàng cao cấp thì nhìn chung phân khúc này không mấy nhạy cảm về giá. Tuy nhiên, khi phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến là giày dép nam bình dân; thì “câu chuyện” sẽ được kể theo hướng hoàn toàn khác.

Đây được xem là phân khúc khá nhạy cảm khi có biến động hay sự chênh lệch về giá. Do đó, ngoài việc chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm; bạn luôn cần theo dõi giá của đối thủ để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp.

Đâu là giải pháp tốt hơn cho định giá sản phẩm giày dép nam

Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi chạy theo hướng cạnh tranh về giá không phải là giải pháp lý tưởng cho người mới kinh doanh giày dép nam. Thay vào đó bạn nên định giá sản phẩm của bạn theo công thức:

Giá sản phẩm = giá thị trường + giá dịch vụ + trải nghiệm của khách hàng

Trong đó:

  • Giá thị trường: mức giá ước tính được mua bán trên thị trường.
  • Giá dịch vụ: giá trị hoặc giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được khi mua hàng.
  • Trải nghiệm của khách hàng: những gì đọng lại sau tất cả những lần khách hàng tiếp xúc với thương hiệu đó qua các kênh website, mạng xã hội, email, call hoặc trực tiếp với bất cứ nhân viên nào đại diện cho thương hiệu.

Dường như đây giải pháp tốt hơn những cũng là thử thách cho bạn. Bởi nó đòi hỏi nhiều công sức và thời gian để thực hiện.

2.5. Tiếp thị và quảng cáo cho shop kinh doanh giày dép nam

Tiếp thị quảng cáo cho shop kinh doanh giày dép

Xây dựng website và fanpage để đưa sản phẩm đến gần khách hàng mục tiêu hơn.

Để kinh doanh thành công, bạn cần một kế hoạch tiếp thị và quảng cáo cụ thể cho từng giai đoạn kinh doanh của shop.

Để thu hút khách hàng bạn nên tìm đến cần một website chỉn chu, chuyên nghiệp và thu hút cho mình. Đây là một của hàng online nơi khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, bạn nên xây dựng fanpage trên Facebook. Đây là một kênh thông tin rất tốt hiện nay để quảng bá sản phẩm và cung cấp thông tin đến khách hàng nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các group và diễn đàn để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

Đặc biệt, dịch vụ bảo hành và giao hàng tận nơi sẽ giúp cửa hàng kinh doanh giày dép của bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Đồng thời tạo nên sự khách biệt cho shop kinh doanh giày dép của bạn.

Hy vọng một số kinh nghiệm mở shop kinh doanh giày dép trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình theo đuổi giấc mơ kinh doanh giày dép nam. Chúc bạn thành công!