Tin Tức

Bỏ Túi 6 Lưu Ý Quan Trọng Trong Chiến Lược Kinh Doanh Giày Dép

Một chiến lược kinh doanh giày dép tốt sẽ giúp một nhà kinh doanh chiến thắng và thành công. Chính vì vậy, trước khi quyết định kinh doanh mặt hàng này, bạn phải tìm hiểu những cách kinh doanh giày dép hiệu quả; phải hiểu được cách kinh doanh giày như thế nào và kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn. Đây là những thông tin cần thiết mà bạn cần nằm lòng để kiểm soát được bài toán chi tiêu một cách thông minh nhất. Và tất cả sẽ được phổ biến một cách tường tận và rõ ràng ở bài viết dưới đây. Cùng đón xem ngay nhé!

Cách kinh doanh giày dép hiệu quả với các tiêu chí thuê mặt bằng

Địa điểm để kinh doanh là một yếu tố cực kì quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh; kể cả kinh doanh giày dép. Để thu hút được lượng khách hàng và để họ dễ dàng tìm đến shop của bạn; hãy nên thuê những mặt bằng ở khu có đông dân cư và nhiều người qua lại; có chỗ để xe sao cho thật rộng rãi và thuận tiện để người mua có thể cảm thấy tiện lợi và thích thú khi ghé thăm cửa hàng của bạn

Chi phí dành cho một mặt bằng kinh doanh rơi vào khoảng 40 triệu đồng cho 6 tháng thuê nhà. Vì vậy, trung bình là tầm khoảng 7 triệu đồng/tháng với mặt bằng có diện tích tầm 20-25 m2. Nếu bạn lựa chọn đóng tiền theo tháng hoặc 3 tháng/lần; thì bạn có thể tiết kiệm được lượng chi phí cho quá trình xoay vòng vốn được tốt hơn.

Xem thêm: Bí Kíp Giá Trị Về Kinh Doanh Giày Dép Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

kinh doanh giày như thế nào

Cần chọn mặt bằng tại những nơi đông đúc dân cư, có bãi giữ xe rộng rãi, an ninh. Điều này sẽ giúp khách hàng yên tâm và thích thú khi mua sắm tại shop của bạn

Chiến lược kinh doanh giày dép thông minh với hoạt động định giá sản phẩm

Trừ khi đó là những sản phẩm cao cấp; đáp ứng nhóm khách hàng không quan tâm về giá cả mà chỉ quan tâm về chất lượng và thương hiệu; còn nếu bạn chỉ kinh doanh những mặt hàng giày dép bình dân; và không hề có sự khác biệt quá lớn về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh; thì bạn sẽ không thể nào cạnh tranh lại được họ nếu như bạn không tạo ra được sự khác biệt về giá cả.

Do đó, điều mà bạn cần làm là phải liên tục cập nhật được tình hình giá cả của mặt hàng này trên thị trường; nắm bắt nhanh được các chiêu thức khuyến mãi để thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh; từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp tại cửa hàng của mình để tạo nên sự khác biệt.

Nếu như các sản phẩm của bạn không có sự khác biệt; thì việc định giá cho sản phẩm cần phải dựa vào các yếu tố như: sản phẩm mà bạn đang kinh doanh hiện tại đang đứng ở giai đoạn nào của chu kỳ sống; thị hiếu của khách hàng; và cuối cùng là mức giá bán phổ biến nhất trên thị trường.

cách kinh doanh giày dép hiệu quả

Hoạt động định giá sản phẩm cần phải dựa trên nhiều tiêu chí và tình hình của thị trường cũng như tình hình hiện tại của công việc kinh doanh

Chú trọng trong việc quảng cáo và tiếp thị

Để có được một chiến lược kinh doanh giày dép tối ưu; và để việc quảng cáo và tiếp thị đạt được hiệu quả cao nhất; thì ngay từ ban đầu bạn cần phải chuẩn bị được một kế hoạch cụ thể; trong đó đề cập đến những gì mà bạn cần làm để thu hút được lượng khách hàng dồi dào.

Ví dụ như: xây dựng cộng đồng mạng dựa trên fanpage facebook, forum, diễn đàn; phát tờ rơi; chạy quảng cáo trên facebook; đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá; quảng cáo Google Adwords, …

Đặc biệt, dịch vụ bảo hành trọn gói và giao hàng miễn phí tận nơi sẽ giúp cửa hàng kinh doanh của bạn tạo nên được sự khác biệt lớn và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn nên bán hàng trên nhiều kênh truyền thông đại chúng để có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau; ví dụ như bán hàng trên kênh Zalo; bán hàng trên app Sendo, bán hàng trên phần mềm Facebook, …

chiến lược kinh doanh giày dép

Quảng cáo và tiếp thị là các công cụ hỗ trợ đắc lực giúp khách hàng tiếp cận nhanh hơn với sản phẩm của bạn, từ đó bạn sẽ có được một danh sách khách hàng tiềm năng vô cùng giá trị

Giải quyết bài toán về chi phí cho nhân viên

Trong chiến lược kinh doanh giày dép, chi phí dành cho việc thuê 1 đến 2 nhân viên trong thời gian bắt đầu khai trương cửa hàng cần được tính toán kĩ càng; bạn có thể thuê nhân viên bán hàng theo ca; rơi vào khoảng 6- 10 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, nếu bạn đang kinh doanh mô hình nhỏ; thì có thể tự bán hàng và quản lý trực tiếp để có thể tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên trong giai đoạn đầu vì đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn và mang yếu tố quyết định cho công cuộc kinh doanh.

Chi phí dự phòng cho rủi ro trong 3 tháng đầu là vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng. Số tiền này dùng để đề phòng các trường hợp khi cần thiết phải sử dụng đến; hoặc các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh mở đầu. Tóm lại, với hình thức kinh doanh mặt hàng giày dép; thì bạn phải bỏ ra chi phí cho rất nhiều khoản; đồng thời bạn phải xác định được lợi nhuận kinh doanh đủ để bù đắp lại chi phí mà bạn đã bỏ ra hay không.

Thông thường trong vòng 1-2 tháng đầu; khi chưa có khách hàng quen thuộc đến ghé thăm; thì bạn cần phải đẩy mạnh thêm quá trình marketing để có thể tiếp cận được lượng khách hàng bên ngoài một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn như: mở nhạc sôi động để gây ấn tượng, treo băng rôn khuyến mãi, phát tờ rơi, …

kinh doanh giày dép

Chi phí nhân viên hay những chi phí khác sẽ làm bạn đau đầu trong công cuộc tính toán lợi nhuận. Bạn phải thật kĩ càng và sáng suốt nhất có thể

Kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn?

Nếu lựa chọn kinh doanh giày dép online, bạn có thể chỉ cần có trong tay khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng là đã có thể bắt đầu được. Nhưng khi đã lựa chọn mở cửa hàng, bạn cần phải bỏ ra nhiều vốn hơn nữa. Nếu những sản phẩm giày dép của bạn có giá nhập đầu vào từ 100.000đ – 200.000đ/đôi; thì bạn phải có khoảng từ 30 đến 50 triệu đồng tiền vốn; và số tiền này chỉ dành cho việc nhập hàng. Bên cạnh đó là các chi phí dành cho việc thuê mặt bằng, chi phí cho nhân viên như đã phổ biến ở trên, chuẩn bị đồ đạc, …

kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn

Vốn kinh doanh là một yếu tố cực kì quan trọng mà bạn cần phải tính toán kĩ lưỡng vì nó quyết định trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp bạn

Phải hiểu được cốt lõi của việc kinh doanh giày như thế nào? Khách hàng của bạn là ai?

Bạn phải am hiểu được tâm lý khách hàng thì mới có thể nhập được hàng hóa cũng như sản phẩm; từ đó đáp ứng được đúng như những nhu cầu mà họ đề ra khi mua hàng. Trong quá trình phác họa chân dung khách hàng, bạn phải đồng thời định hình được cả phong cách thời trang của họ; mức thu nhập của họ; mức giá mà họ có thể sẵn sàng chi trả cho mặt hàng giày dép đó, …

Nếu khách hàng tiềm năng của bạn là học sinh, sinh viên hay những người lao động bình dân; bạn phải hiểu rõ được đây là những đối tượng khách hàng chỉ có thể chi một khoản tiền nhỏ cho việc mua giày dép. Vì vậy, hãy nhập những mặt hàng giày dép có xuất xứ từ Trung Quốc; những mặt hàng thuộc phân khúc giá thấp hoặc trung bình.

Đố với những khách hàng tầm trung, họ có thu nhập khá ổn định và có sự chú trọng nhiều hơn đến yếu tố chất lượng của sản phẩm. Lúc này bạn nên lựa chọn nguồn hàng thuộc phân khúc cao hơn; ví dự như nguồn hàng ở những xưởng gia công giày dép; sản phẩm Việt Nam xuất khẩu; các thương hiệu lưu hành trong nước.

Riêng đối với khách hàng thuộc hạng sang, những người có niềm đam mê với giày dép; họ là những người thậm chí đã sở hữu cho riêng mình 10 – 15 đôi giày; thế nhưng họ vẫn ham muốn săn lùng những mẫu giày gây được ấn tượng với họ. Họ sẽ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền cực lớn chỉ để có được mặt hành đó. Và đối với những khách hàng ở phân khúc cao như thế này; bạn phải nhập những mặt hàng giày dép của những thương hiệu có tiếng vang lớn; bên cạnh đó là phải liên tục cập nhật được những mẫu sản phẩm hot nhất và thu hút nhất để nhập về shop.

kinh doanh giày

Nắm được tâm lý khách hàng sẽ là một lợi thế lớn trong công việc kinh doanh của bạn, từ đó bạn có thể lựa chọn được nguồn hàng hợp lý nhất

Trên đây là 6 lưu ý cực kì quan trọng mà bạn cần phải nắm khi bắt đầu kinh doanh giày dép. Hiểu được những chiến lược kinh doanh cơ bản; bạn sẽ có thể thành công và vững chắc trên con đường kinh doanh mặt hàng này. An Ba chúc các bạn thành công!